3 tính năng quan trọng của XÓA URL trong Google Console

Công cụ Xóa URL cho phép bạn tạm thời chặn các trang từ kết quả Google Tìm kiếm trong các trang web mà bạn sở hữu. Đối với các trang web mà bạn không sở hữu. Đồng thời tháng 1 năm 2020 Google cập nhập vài tính năng mới cho công cụ Xóa URL này đổi tên thành Removals (tiếng anh) như: Công cụ này cũng cho phép bạn xem bất kỳ URL nào trên trang web của bạn mà người dùng đã báo cáo là có chứa nội dung người lớn. Mời các bạn xem qua để có thể giúp ích cho việc SEO cho công ty bạn.

3 tính năng quan trọng của XÓA URL trong Google Console

1. Tại sao Xóa URL trên Google index lại quan trọng?

Công cụ này cho phép người làm SEO quản trị trang web, chủ sở hữu trang web và những người khác truy cập không chỉ nhanh chóng xóa nội dung khỏi tìm kiếm của Google mà còn xem lý do tại sao một số nội dung bị xóa do yêu cầu của bên thứ ba. Từ đó, bạn có thể hành động để không chỉ bỏ chặn xóa nội dung yêu cầu bạn thực hiện nhưng cũng yêu cầu của bên thứ ba do nội dung lỗi thời hoặc lọc Tìm kiếm an toàn.

2. 3 tính năng mới quan trọng

Tính năng 1: Chặn tạm thời URL

Tính năng 1: Chặn tạm thời URL

Tính năng 1: Chặn tạm thời URL

Tính năng 1: Chặn tạm thời URL

Tính năng 1: Chặn tạm thời URL

Thực hiện theo quy trình này để chặn tạm thời một URL xuất hiện trong kết quả của Google Tìm kiếm.

Những trường hợp nên sử dụng công cụ này

  • Có một URL thuộc một sản phẩm mà bạn sở hữu trên Search Console và bạn cần nhanh chóng xóa URL đó khỏi Google Tìm kiếm. Bạn phải thực hiện các bước bổ sung để xóa vĩnh viễn URL này. URL cần xóa có thể là URL của một trang web hay hình ảnh.
  • Bạn đã xóa nội dung nhạy cảm khỏi một trang và muốn Google xóa nội dung đó (nhưng không xóa trang) khỏi kết quả Tìm kiếm.

Những trường hợp không nên sử dụng công cụ này

  • Chặn một trang trên một sản phẩm mà bạn không sở hữu. Hãy xem phần Tôi không kiểm soát trang web.
  • Xóa vĩnh viễn một URL khỏi Tìm kiếm. Đây chỉ là bước tạm thời trước quy trình xóa vĩnh viễn, không phải là bước đầu tiên trong quy trình đó. Để yêu cầu xóa URL vĩnh viễn, hãy làm theo hướng dẫn để yêu cầu xóa vĩnh viễn.
  • Xóa nội dung khỏi Internet. Công cụ này chỉ xóa nội dung khỏi Google Tìm kiếm.
  • Xóa kết quả khỏi các công cụ tìm kiếm khác. Công cụ này chỉ xóa nội dung khỏi Google Tìm kiếm.

Lưu ý rất quan trọng:

  • Một yêu cầu thành công chỉ kéo dài khoảng 6 tháng. Sau đó, thông tin của bạn có thể xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google (xem Yêu cầu xóa vĩnh viễn).
  • Việc chặn một URL không ngăn Google thu thập dữ liệu trang của bạn mà chỉ ngăn trang xuất hiện trong kết quả Tìm kiếm. Khi bạn yêu cầu chặn tạm thời một URL, Google có thể tiếp tục thu thập dữ liệu của URL nếu URL đó đang tồn tại và không bị chặn bởi bất kỳ phương pháp nào khác (chẳng hạn như thẻ ngăn lập chỉ mục). Do đó, có khả năng Google sẽ thu thập dữ liệu và lưu trang của bạn vào bộ nhớ đệm lần nữa trước khi bạn xóa hoặc bảo vệ trang bằng mật khẩu. Trang này cũng có thể xuất hiện lại trong kết quả tìm kiếm sau khi thời gian tạm ẩn của bạn đã hết.
  • Nếu không thể tìm thấy URL của bạn thì Google sẽ cho rằng trang đã biến mất và yêu cầu chặn của bạn sẽ kết thúc. Google sẽ coi bất kỳ trang nào tìm thấy tại URL đó sau này là trang mới và trang này có thể xuất hiện trong kết quả của Google Tìm kiếm.

 

Sử dụng công cụ Xóa

Để chặn tạm thời một URL khỏi Google Tìm kiếm hoặc cập nhật khả năng Google phát hiện thấy trang khi trang đã thay đổi:

  1. URL phải nằm trong sản phẩm Search Console mà bạn sở hữu.Nếu không, hãy làm theo các hướng dẫn sau.
  2. Mở công cụ Xóa.
  3. Chọn tab Các trang bị xóa tạm thời.
  4. Nhấp vào Yêu cầu mới.
  5. Chọn Xóa tạm thời URL hoặc Xóa URL đã lưu trong bộ nhớ đệm:
    1. Xóa tạm thời URL
       
    2. Xóa URL đã lưu trong bộ nhớ đệm
       
  6. Chọn Tiếp theo để hoàn tất quy trình. Chúng tôi thường cần một ngày để xử lý yêu cầu, và không đảm bảo sẽ chấp thuận yêu cầu của bạn. Bạn nên kiểm tra lại để xem trạng thái của yêu cầu. Nếu yêu cầu của bạn bị từ chối, hãy nhấp vào Tìm hiểu thêm để tìm hiểu lý do.
  7. Gửi yêu cầu xóa bổ sung cho bất kỳ URL nào khác cũng trỏ đến cùng một trang, cũng như bất kỳ biến thể nào về cách viết hoa trong URL mà máy chủ của bạn xử lý. Ví dụ: tất cả các URL sau đây có thể trỏ đến cùng một trang:
    • example.com/mypage
    • example.com/MyPage
    • example.com/page?1234
  8. Để yêu cầu xóa vĩnh viễn, hãy đọc phần tiếp theo.

Yêu cầu xóa vĩnh viễn

Công cụ Xóa chỉ cung cấp chức năng xóa tạm thời trong khoảng 6 tháng. Để xóa vĩnh viễn nội dung hoặc URL khỏi Google Tìm kiếm, hãy làm như sau:

  1. Thực hiện một trong các hành động sau để xóa trang vĩnh viễn:
    • Xóa hoặc cập nhật nội dung trên trang web của bạn (hình ảnh, trang, thư mục) và đảm bảo rằng máy chủ web của bạn trả về mã trạng thái HTTP 404 (Không tìm thấy) hoặc 410 (Không tồn tại). Bạn nên xóa hoàn toàn các tệp không phải HTML (như PDF) khỏi máy chủ. (Tìm hiểu thêm về mã trạng thái HTTP)
    • Chặn truy cập vào nội dung, chẳng hạn như bằng cách yêu cầu mật khẩu.
    • Cho Google biết không được lập chỉ mục trang bằng cách sử dụng thẻ meta noindex. Phương pháp này kém an toàn hơn so với các phương pháp khác.
    • Không sử dụng robots.txt làm cơ chế chặn.
  2. Nếu bạn đã chặn trang trước khi xóa nội dung vĩnh viễn (bước 1), hãy bỏ chặn rồi chặn lại trang. Thao tác này sẽ xóa trang khỏi chỉ mục, nếu trang được thu thập lại dữ liệu sau khi chặn.

Xem lịch sử yêu cầu xóa tạm thời của bạn

Bạn có thể xem lịch sử ghi lại tất cả các yêu cầu xóa đối với trang web này thông qua công cụ này trong 6 tháng qua.

Bảng lịch sử bao gồm các thông tin sau:

URL
URL mà bạn yêu cầu xóa. Tất cả các biến thể có www/không có www/http/https của URL đó cũng được đưa vào yêu cầu.
Loại
Loại yêu cầu đã gửi:
Trạng thái
Trạng thái của yêu cầu:
  • Đang xử lý yêu cầu: Yêu cầu đang trong quá trình xử lý.
  • Yêu cầu bị từ chối: Yêu cầu đã bị từ chối, thường là do Google đang xử lý một yêu cầu trùng lặp. Xem thêm các lý do khiến Google có thể từ chối một yêu cầu.
  • Đã hủy yêu cầu: Bạn đã hủy yêu cầu.
  • Đã xóa tạm thời: URL đã bị xóa tạm thời khỏi kết quả Google Tìm kiếm. Bạn nên yêu cầu xóa trang vĩnh viễn; nếu không, trang có thể xuất hiện lại sau khoảng 6 tháng.
  • Yêu cầu xóa đã hết hạn: Yêu cầu xóa URL đã hết hạn và trang đủ điều kiện xuất hiện lại trong kết quả Tìm kiếm trừ khi bạn gửi yêu cầu xóa khác.
  • Đã xóa: Yêu cầu xóa bản sao của trang trong bộ nhớ đệm đã hoàn tất.

Hủy yêu cầu xóa

Nếu bạn muốn hủy yêu cầu chặn trang khỏi kết quả tìm kiếm trong một khoảng thời gian tạm thời:

  1. Mở công cụ Xóa.
  2. Tìm yêu cầu của bạn trong bảng lịch sử.
  3. Nhấp vào nút trình đơn More bên cạnh yêu cầu và chọn Hủy yêu cầu.

Sử dụng công cụ xóa sai mục đích

Bạn chỉ nên sử dụng công cụ xóa URL làm bước đầu tiên cho nội dung mà bạn cần chặn khẩn cấp, chẳng hạn như khi nội dung chứa dữ liệu bí mật vô tình bị lộ. Việc sử dụng công cụ cho các mục đích khác như các mục đích sau có thể gây sự cố cho trang web của bạn:

  • Không sử dụng công cụ này để xóa nội dung thừa, như các trang cũ hiển thị mã 404. Nếu bạn vừa mới thay đổi trang web của mình và hiện có một số URL lỗi thời trong chỉ mục, trình thu thập dữ liệu của Google sẽ thấy điều này khi chúng tôi thu thập lại dữ liệu URL của bạn và các trang đó sẽ tự biến mất khỏi kết quả tìm kiếm của chúng tôi. Bạn không cần yêu cầu cập nhật khẩn cấp.
  • Không sử dụng công cụ này để xử lý lỗi thu thập dữ liệu trong tài khoản Search Console của bạn. Công cụ chặn chỉ chặn URL khỏi kết quả tìm kiếm của Google mà không chặn khỏi tài khoản Search Console của bạn. Bạn không cần phải xóa URL khỏi báo cáo này theo cách thủ công; chúng sẽ tự biến mất theo thời gian.
  • Không sử dụng công cụ này để “bắt đầu từ đầu” với trang web của bạn. Nếu bạn đang lo là trang web của bạn có thể bị áp dụng thao tác thủ công hoặc bạn muốn bắt đầu lại từ đầu sau khi mua một miền từ người khác, chúng tôi khuyên bạn nên gửi yêu cầu xem xét lại và cho chúng tôi biết điều làm cho bạn lo lắng và điều gì đã thay đổi.
  • Không sử dụng công cụ này để xóa trang web của bạn khỏi internet sau khi bị tấn công. Nếu trang web của bạn bị tin tặc tấn công và bạn muốn loại bỏ các URL không hợp lệ đã được lập chỉ mục, hãy sử dụng công cụ chặn URL để chặn bất kỳ URL mới nào do tin tặc tạo ra – ví dụ: http://www.example.com/buy-cheap-cialis-kq3w598.html. Nhưng bạn không nên chặn toàn bộ trang web hoặc chặn các URL mà cuối cùng bạn sẽ muốn được lập chỉ mục. Thay vào đó, hãy xóa các trang bị tấn công và để chúng tôi thu thập lại dữ liệu trang web của bạn. Tìm hiểu thêm về cách xử lý trang web bị tấn công.
  • Không sử dụng công cụ này để yêu cầu hệ thống lập chỉ mục đúng “phiên bản” trang web. Nhiều trang web cung cấp cùng nội dung HTML hay tệp qua nhiều URL. Nếu trang của bạn thuộc trường hợp này và bạn không muốn nội dung hay tệp trùng lặp xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, hãy xem xét phương pháp chuẩn hóa đề xuất của chúng tôi. Không sử dụng công cụ URL để chặn các URL mà bạn không muốn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Công cụ này sẽ không giữ phiên bản bạn muốn của một trang mà thay vào đó có thể xóa tất cả phiên bản (http/https và www/không có www) của một URL.

Tính năng 2: Xem yêu cầu xóa nội dung lỗi thời

Tính năng 2: Xem yêu cầu xóa nội dung lỗi thời

Tính năng 2: Xem yêu cầu xóa nội dung lỗi thời

Bạn có thể xem lịch sử ghi lại tất cả các yêu cầu cập nhật hoặc xóa nội dung lỗi thời khỏi kết quả của Google Tìm kiếm đối với trang web của bạn mà bạn đã thực hiện qua công cụ Xóa nội dung đã lỗi thời trong 6 tháng qua.Công cụ Xóa nội dung đã lỗi thời thường được những người không phải là chủ sở hữu trang web sử dụng để cập nhật kết quả tìm kiếm khi Google Tìm kiếm hiển thị thông tin không còn hiện diện trên trang web. Các yêu cầu thành công sẽ cập nhật kết quả trong Google: nếu trang không còn tồn tại, kết quả sẽ bị xóa khỏi chỉ mục và ngừng hiển thị; nếu nội dung trên trang bị xóa, Google Tìm kiếm sẽ không còn kích hoạt hoặc hiển thị nội dung đã xóa.

Để xem lịch sử yêu cầu của bạn, hãy làm như sau:

  1. Mở công cụ Xóa.
  2. Chọn tab Nội dung lỗi thời. Bảng lịch sử bao gồm các thông tin sau:
URL
URL mà bạn yêu cầu xóa. Tất cả các biến thể có www/không có www/http/https của URL đó cũng được đưa vào yêu cầu.
Loại
Loại yêu cầu; có thể là một trong các loại sau:
  • Xóa phiên bản lỗi thời trong bộ nhớ đệm: Trang vẫn tồn tại nhưng một số nội dung đã bị xóa. Xóa đoạn trích về trang trong kết quả cho đến lần thu thập dữ liệu tiếp theo; kết quả tìm kiếm trên Google về nội dung đã xóa sẽ không còn chứa trang này.
  • Xóa trang lỗi thời: Trang không còn tồn tại và đã bị xóa khỏi chỉ mục và kết quả tìm kiếm của Google.
Ðã yêu cầu
Ngày gửi yêu cầu, theo giờ Thái Bình Dương.
Trạng thái
Trạng thái của yêu cầu xóa nội dung lỗi thời. Có thể là một trong những trạng thái sau đây:
  • Đã phê duyệt – Yêu cầu đã được phê duyệt và hệ thống sẽ sớm thực hiện.
  • Bị từ chối: Nội dung vẫn nằm trên trang – Nội dung mà người yêu cầu thông báo là đã bị xóa vẫn còn hiện diện trên trang. Nội dung phải bị xóa khỏi trang thì hệ thống mới có thể cập nhật chỉ mục của Google.
  • Bị từ chối: Nội dung lỗi thời không có trong chỉ mục – Nội dung mà người yêu cầu thông báo là đã bị xóa không nằm trên phiên bản của trang mà Google đã lập chỉ mục. Nguyên nhân có thể là do nội dung đã bị xóa và Google đã truy cập lại trang trước khi nhận được yêu cầu này, hoặc người dùng gửi nhầm yêu cầu về một nội dung chưa từng tồn tại trên trang.
  • Bị từ chối: Trang chưa được lập chỉ mục – URL trong yêu cầu không nằm trong chỉ mục của chúng tôi.
  • Bị từ chối: Yêu cầu trùng lặp – Một yêu cầu tương tự vẫn đang trong quá trình xử lý.
  • Bị từ chối: Trang chưa được xóa – Người yêu cầu thông báo rằng trang đã bị xóa, nhưng trang đó vẫn tồn tại.
  • Bị từ chối: Không xác định – Không thể thực hiện yêu cầu vì một lý do khác chưa biết.

Tính năng 3: Xem các URL trên trang web của bạn mà người dùng đã báo cáo là có chứa nội dung người lớn

Tính năng 3: Xem các URL trên trang web của bạn mà người dùng đã báo cáo là có chứa nội dung người lớn

Tính năng 3: Xem các URL trên trang web của bạn mà người dùng đã báo cáo là có chứa nội dung người lớn

Xem các URL trên trang web của bạn mà người dùng đã báo cáo là có chứa nội dung người lớn

Người dùng Google có thể báo cáo các URL cụ thể là có chứa nội dung người lớn cho Google bằng công cụ đề xuất Tìm kiếm an toàn. Google sẽ xem xét các URL mà người dùng gửi qua công cụ này. Nếu cảm thấy rằng nội dung này không nên xuất hiện trong kết quả Tìm kiếm an toàn, chúng tôi sẽ gắn thẻ các URL này là nội dung người lớn.

Để xem danh sách các URL trên trang web của bạn mà người dùng đã báo cáo là có chứa nội dung người lớn:

  1. Mở công cụ Xóa.
  2. Chọn tab Lọc Tìm kiếm an toàn.

Bảng lịch sử sẽ hiển thị danh sách các yêu cầu gắn nhãn nội dung của bạn là nội dung người lớn. Nếu cảm thấy rằng một trang trên trang web của bạn đã được gắn nhãn không chính xác, bạn có thể báo cáo điều này trong Diễn đàn quản trị trang web.

Yêu cầu lọc nội dung cho tính năng Tìm kiếm an toàn có thể có các giá trị trạng thái sau:

  • Đang xử lý yêu cầu: Hệ thống có thể cần vài ngày hoặc lâu hơn để xử lý yêu cầu sau khi nhận.
  • Đã hủy yêu cầu: Người dùng đưa ra yêu cầu đã hủy yêu cầu đó.
  • Yêu cầu bị từ chối: Yêu cầu bị từ chối vì một trong những lý do này.
  • Đã lọc: Yêu cầu đã được phê duyệt và URL sẽ không hiển thị trong kết quả của Google Tìm kiếm cho những người dùng đã bật tính năng Tìm kiếm an toàn.

3. Các lỗi nghiêm trọng khi sử dụng Removals URL

Công cụ xóa URL được sử dụng làm bước đầu tiên cho nội dung mà bạn cần chặn khẩn cấp—ví dụ: nếu nội dung chứa dữ liệu bí mật bị tiết lộ vô tình. Việc sử dụng công cụ cho mục đích khác có thể gây vấn đề cho trang web của bạn.

  • Không sử dụng công cụ để dọn nội dung thừa, như các trang cũ hiển thị 404. Nếu bạn vừa mới thay đổi trang web của mình và hiện có một số URL lỗi thời trong chỉ mục, trình thu thập dữ liệu của Google sẽ thấy điều này khi chúng tôi thu thập lại dữ liệu URL của bạn và các trang đó sẽ tự biến mất khỏi kết quả tìm kiếm của chúng tôi. Bạn không cần yêu cầu cập nhật khẩn cấp.
  • Không sử dụng công cụ này để xử lý lỗi thu thập dữ liệu trong tài khoản Search Console của bạn. Công cụ chặn chỉ chặn URL khỏi kết quả tìm kiếm của Google mà không chặn khỏi tài khoản Search Console của bạn. Bạn không cần phải xóa URL khỏi báo cáo này theo cách thủ công; chúng sẽ tự biến mất theo thời gian.
  • Không sử dụng công cụ này để “bắt đầu từ đầu” với trang web của bạn. Nếu bạn đang lo là trang web của bạn có thể bị áp dụng thao tác thủ công hoặc bạn muốn bắt đầu lại từ đầu sau khi mua một miền từ người khác, chúng tôi khuyên bạn nên gửi yêu cầu xem xét lại và cho chúng tôi biết điều làm cho bạn lo lắng và điều gì đã thay đổi.
  • Không sử dụng công cụ này để xóa trang web của bạn khỏi internet sau khi bị tấn công. Nếu trang web của bạn bị tin tặc tấn công và bạn muốn loại bỏ các URL không hợp lệ đã được lập chỉ mục, hãy sử dụng công cụ chặn URL để chặn bất kỳ URL mới nào do tin tặc tạo ra – ví dụ: http://www.example.com/buy-cheap-cialis-kq3w598.html. Nhưng bạn không nên chặn toàn bộ trang web hoặc chặn các URL mà cuối cùng bạn sẽ muốn được lập chỉ mục. Thay vào đó, hãy xóa các trang bị tấn công và để chúng tôi thu thập lại dữ liệu trang web của bạn. Tìm hiểu thêm về cách xử lý trang web bị tấn công.
  • Không sử dụng công cụ này để yêu cầu hệ thống lập chỉ mục đúng “phiên bản” trang web. Nhiều trang web cung cấp cùng nội dung HTML hay tệp qua nhiều URL. Nếu trang của bạn thuộc trường hợp này và bạn không muốn nội dung hay tệp trùng lặp xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, hãy xem xét phương pháp chuẩn hóa đề xuất của chúng tôi. Không sử dụng công cụ URL để chặn các URL mà bạn không muốn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Công cụ này sẽ không giữ phiên bản bạn muốn của một trang mà thay vào đó có thể xóa tất cả phiên bản (http/https và www/không có www) của một URL.

Chúc các bạn thành công!

Add your comment

Contact Me on Zalo

Tư vấn miễn phí (24/7) 090 2828 540