Top 10 Plugin tạo Schema cho SEO website WordPress 2020

Sử dụng Schema là một trong những cách mạnh mẽ để tối ưu SEO cho trang web của bạn tạo ra Rich Snipet. Tuy nhiên, nó chưa được người làm SEO biết đến nhiều. Thông thường bạn sẽ thấy kết quả tìm kiếm là Snipet của một content nào đó. Tuy nhiên nói đến Rich snipet chắc hẳn rất ít bạn biến đến. Có thể bạn đã thấy vài lần rồi nao có thể bao gồm: Số lượng sao đánh giá, FAQ, Số điện thoại, Tác giả, hình ảnh, ngày tháng….

VÀ… Bạn có bao giờ tự hỏi làm thế nào để có được những kết quả như vậy hiển thị cho website của bạn trên công cụ tìm kiếm không?

Nếu có, bạn đang đọc đúng bài rồi đó. Trong bài này, tôi sẽ chia sẻ 10+ Plugin Schema WordPress tốt nhất để tạo Schema và Rich snipet.

Nhưng trước khi chúng ta đi sâu vào, hãy nói tìm hiểu về Định nghĩa và lợi ích của Schema và Rich snipet!

Top 10 Plugin tạo Schema cho SEO website WordPress 2020

Schema hay Schema.org, Schema Markup là một đoạn code html hoặc code khai báo java script dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (structured data). Schema được tạo ra với sự hợp tác của 4 công cụ tìm kiếm nổi tiếng hiện nay là Google, Bing, Yandex và Yahoo. Cùng Mắt Bão tìm hiểu về công dụng của Schema là gì nhé!

Schema được gắn vào website để giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết, phân loại và trả về kết quả nhanh chóng, chính xác hơn. Nếu không có Schema thì một website sẽ chỉ bao gồm các thông tin không có ngữ cảnh.

Snipet là những gì hiển thị website trên công cụ tìm kiếm. Rich Snipet là snipet có thêm các thông tin mà Schema tạo ra.

Tác dụng của Schema

Chúng ta có thể xem xét công dụng của Schema qua 2 phương diện: đối với bộ máy tìm kiếm và đối với người dùng.

Bộ máy tìm kiếm

Hiện nay, trên thế giới có hơn 1.94 tỷ website đang hoạt động. Nếu người dùng có thể hiểu được nội dung của những website này thì với search engine lại không hề đơn giản như vậy. Có rất nhiều từ ngữ phức tạp mà công cụ tìm kiếm không thể giải thích được.

Ví dụ với chuỗi ký tự “Moonlight”, nó có thể đang đề cập đến ánh trăng hoặc tên một bộ phim. Tùy theo ngữ cảnh mà từ “Moonlight” sẽ mang một ý nghĩa khác. Điều này sẽ gây cản trở cho công cụ tìm kiếm khi phải hiển thị các kết quả liên quan cho người dùng.

Do đó, để search engine hiểu và phân loại thông tin chính xác hơn, ta cần sắp xếp, hướng dẫn nó theo các cú pháp sẵn có. Và Schema chính là nơi cung cấp những dữ liệu cụ thể để search engine hiểu được các website đang viết nội dung thuộc thể loại nào, chủ đề gì.

Người dùng

Schema sẽ giúp website của bạn trở nên thu hút và cung cấp nhiều thông tin hữu ích hơn. Ví dụ, khi người dùng muốn tham gia một sự kiện nào đó, Schema giúp hiển thị các website có thông tin liên quan đến địa điểm, ngày diễn ra sự kiện…, từ đó, làm tăng tỷ lệ truy cập website. Hiện nay, có nhiều loại Schema tương ứng với các cách hiển thị website khác nhau trong kết quả tìm kiếm.

Hướng dẫn kiểm tra Schema Markup

 

Để biết được website có Schema Markup hay chưa và dữ liệu cấu trúc của bạn đang gặp phải những vấn đề gì, cách đơn giản nhất là sử dụng công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của Google theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của Google. Sau đó, nhập link mà bạn muốn kiểm tra vào mục “Tìm nạp URL” và click “Chạy thử nghiệm”.

Bước 2: Chờ quá trình nạp và phân tích hoàn tất. Tiếp đó, hệ thống sẽ trả về thông tin các loại dữ liệu có cấu trúc trong URL của bạn. Các dữ liệu càng nhiều thì chứng tỏ site của bạn được cấu trúc tốt và công cụ tìm kiếm càng dễ hiểu được nội dung.

Ngoài ra, cần lưu ý mục “Lỗi” và “Cảnh báo” phía bên phải. Nếu xuất hiện lỗi hoặc cảnh báo, hãy click vào từng mục để tìm vấn đề và xử lý.

Một số schema phổ biến

Hiện nay, có rất nhiều loại schema khác nhau để hỗ trợ website. Trong đó, một vài dạng schema phổ biến có thể kế đến như:

  • Tổ chức (Organization): thông tin liên quan đến tổ chức đang sở hữu website như tên, địa chỉ, số điện thoại, URL website…
  • Sự kiện (Event): thông tin quan trọng của sự kiện như tên sự kiện, thời gian, địa điểm…
  • Sản phẩm (Product): sản phẩm như tên sản phẩm, giá tiền, xếp hạng…
  • Đánh giá (Review): đánh giá, xếp hạng cho một sản phẩm bất kỳ. Loại Schema này thường sẽ thích hợp với các trang blog marketing hoặc affiliate.
  • Công thức (Recipes): quan trọng của một bài blog chuyên đề ẩm thực như tên món ăn, thời gian hoàn thành, lượng calories, đánh giá…

Vậy schema có lợi ích gì? Có tăng thứ hạng không?

Lợi ích chính của nó chính là:

  1. Giúp trải nghiệp người dùng tốt hơn, hiển thị đầy đủ thông tin hơn. Dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi sẽ tốt hơn kể cả bạn đang ở vị trí thấp hơn đối thủ
  2. Giúp Google hiểu rõ nội dung của bạn hơn.
  3. Làm đẹp hơn kết quả tìm kiếm trang web của bạn
  4. Ngoài ra Schema Job sẽ giúp Google đưa nội dung của bạn vào danh sách tuyển dụng trên trang tuyển dụng của Google….

Comments1

Add your comment

Contact Me on Zalo

Tư vấn miễn phí (24/7) 090 2828 540