Nếu bạn là người mới tìm hiểu về quảng cáo Google ads cũng như việc bán hàng online trên Website thì đây là bài học cơ bản nhất sẽ giúp bạn nắm bắt và hiểu ở những bước đầu. Với những định nghĩa về Quảng cáo Google ads là gì? Lợi ích ra sao và những điều liên quan đến quảng cáo Google ads. Cùng đi tiếp bên dưới nhé!
Mục lục
Định nghĩa Google ads là gì?
Định nghĩa theo hướng nhìn nhà quản trị Marketing:
Quảng cáo Google ads là một trong những công cụ truyền thông trên nền tảng marketing online thông qua hình thức quảng cáo tới những người sử dụng Google.
Định nghĩa theo hướng nhìn kỹ thuật viên Quảng cáo Google ads:
Quảng cáo Google ads là việc chạy các chiến dịch quảng cáo và tối ưu những chiến dịch này trên công cụ Trình quản lý quảng cáo của Google. Đậy là một trong những công cụ để bạn có thể Quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của bạn thông qua Google Tìm kiếm, Các website Partner của Google, Youtube bằng các hình thức như: Hiện lên top đầu tìm kiếm đối với Google Search, hiển thị banner sản phẩm lên website, youtube cho người dùng thấy.
Cách thức hoạt động của Google Ads
Với Google là một đơn vị trung gian, cung cấp thông tin, hành vi, vị trí của người dùng đang hoạt động trên website hoặc trang web www.Google.com (Thông tin này được người dùng cung cấp cho Google, đồng thời GG cũng tự học hỏi và phán đoán thông qua hàng vi) và đồng thời phân phối quảng của của bạn đến người dùng mà bạn chọn trong một trình quản lý quảng cáo của Google.
Lợi ích không tưởng của Google ads
Mặc dù ngày nay nó là một trợ thủ đắc lực, nhưng bạn cũng đừng thần tượng công cụ này quá, ngoài Google Adwords thì cũng có rất nhiều công cụ khác để quảng cáo như Facebook, Zalo, Coccoc… Và có một số loại mặt hàng không thể sử dụng Google Ads bán hàng tốt được mà lại sử dụng Social như Facebook lại có kết quả tốt hơn như: Thời trang, thực phẩm… Và có một số loại mặt hàng cần kết hợp cả 2 để có thể kéo được khách về Website của mình. Lúc này bạn quay về phần tích hành vi mua của người tiêu dùng, bạn có thể đọc thêm. Không những thế có một công cụ khác miễn phí giúp bạn đưa bạn lên Top tìm kiếm của Google đó là SEO (Search engine optimization).
- Truyền thông tới người dùng mục tiêu trên hầu hết các ngóc ngách trên Google.
- Truyền thông đến đúng khách hàng đích hay khách hàng tìm năng một cách chính xác.
- Tự động hóa quá trình truyền thông mà không phải tốn nguồn lực như truyền thống.
- Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ đến toàn bộ khách hàng từ tiềm năng đến khách hàng đích.
- Đo lường đầy đủ và chi tiết hiệu quả của các chiến dịch…
- Ngoài truyền thông ra công cụ này còn cung cấp 1 tính năng cực kỳ ưu việt khác đó là Phân tích nhu cầu (Từ khóa) cực kỳ nhanh chóng thông qua công cụ Google Keywords Planner.
Với công cụ này, từ một cụm từ mà bạn muốn hướng đến để phân tích nhu cầu tìm kiếm, sau khi được phân tích, kết quả sẽ cho bạn hầu hết (không phải tất cả) các cụm từ liên quan đến cụm từ đó mà người dùng tìm kiếm. Đồng thời kết quả sẽ cho chúng ta biết, lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh, giá thầu quảng cáo, xu hướng theo thời gian. Và bạn có thể giới hạn theo khu vực, thời gian, lĩnh vực…. mà bạn muốn.
Góc nhìn Nhà quản trị Marketing về Google ads
Đi theo góc nhìn của nhà Quản lý, cần nhìn nó một cách bao quát hơn. Vậy Quảng cáo trên Google bản chất cũng là việc Quảng cáo. Về mặc lý thuyết quảng cáo là một trong những công cụ để truyền thông các thông tin, thông điệp về sản phẩm, giá cả, địa chủ của các kênh phân phối, các chương trình ưu đãi, event… Và hoạt động quảng cáo này là một công đoạn nhỏ trong quá trình Marketing và cũng làm công đoạn nhỏ trong quá trình Chiêu thị (chữ P cuối cùng trong 4P). Vậy 4P trong Marketing Là gì?
Và quay lại với 4 chức năng cơ bản của Marketing (4P): Sản phẩm, Giá, Phân phối, Chiêu thị. Vậy với chức năng này thì Quảng cáo Google ads thuộc chức năng Chiêu thị. Với chiêu thị trực tuyến (Online) có nhiều phương pháp mới như kể ở trên và trong đó có Quảng cáo (Facebook, Google, Instagram, Zalo, TikTok…) và rất nhiều thuật ngữ mới chắc nhiều bạn sẽ bỡ ngỡ, theo dõi các bài viết sau của mình sẽ hiểu rõ hơn.
Ngoài ra còn rất nhiều hướng nhìn khác về Tiếp thị (Marketing) như 7P, 4C… sẽ giới thiệu ở những bài sau. Trên đây là những góc nhìn cá nhân của tôi, mong mọi người góp ý để cùng hoàn thiện hơn.
No Comments